Vải Canvas là gì? Ưu và nhược điểm của vải Canvas
Vải canvas là gì?
Vải Canvas có tên gọi khác là vải bố. Đây là một trong số những loại vải được dệt từ sợi gai dầu. Hiện nay, với nhu cầu của con người ngày càng cao hơn, vải canvas này được kết hợp thêm với nhiều nguyên liệu khác như cotton, linen, hemp và sợi tổng hợp,… để đáp ứng được nhu cầu sử dụng khắt khe của người dùng.
Về mặt lịch sử, vật liệu này là 100% sợi gai dầu. Vải canvas đã có từ rất lâu đời, bắt nguồn từ tên gọi “
Canabis” (tiếng Ả Rập), trong tiếng Latinh có nghĩa là cây gai dầu. Từ xa xưa, người Trung Quốc đã sử dụng cây gai dầu để làm vải và dây thừng.
Nếu bạn tiến hành nghiên cứu, bạn sẽ biết rằng cây gai dầu là nguồn cung cấp chất xơ lớn nhất trên thế giới.
Vào năm 1500 trước Công nguyên, người Ấn Độ đã sử dụng bông và sợi gai dầu kết hợp với nhau để dệt.
Nó xuất hiện ở châu Âu vào thế kỷ thứ 8, khi Saracens và Moors mang bông từ Bắc Phi đến châu Âu và sử dụng chất liệu này để làm buồm.
Kể từ đó, ở Barcelona và Venice, bông đã được thêm vào quy trình dệt vải để làm cánh buồm. Cánh buồm vải cotton pha được sử dụng rộng rãi. Ngày nay, người ta sử dụng chất liệu tổng hợp thay cho bông để làm vải bạt.
Vào đầu thế kỷ 20, J. Edmond & Sons của Hoa Kỳ đã sử dụng vải bạt để sản xuất một số phụ kiện trong băng tải và bánh xe nước.
Đặc điểm làm nên sự nổi bật của vải
Canvas chính là sợi vải được dệt dạng lưới, vẻ ngoài có chút thô nhưng lại rất bền và có khả năng chống thấm nước. Chính vì thế vải
Canvas được sử dụng rộng rãi để làm giày dép, ba lô, túi xách, vải bạt, rèm cửa và một số đồ trang trí nội thất. Ngoài ra, chất liệu vải này còn được sử dụng để làm lều, bạt buồm, rèm cửa và một số đồ trang trí nội thất, chủ yếu là những vật dụng yêu cầu độ bền cao... Thậm chí là được dùng để làm giấy vẽ tranh cho các họa sĩ.
Ưu điểm:
- Độ bền vượt trội: Được làm chủ yếu từ sợi cây gai dầu một loại sợi có độ bền chắc rất cao, chính vì vậy mà vải canvas là loại vải nổi tiếng nhất trong thế giới vải vì sự bền chắc tuyệt đối của chúng. Có lẽ cũng vì vậy mà ngay từ thời xa xưa vải canvas luôn là lựa chọn hàng đầu để người ta làm ra những cánh buồm cho thuyền.
- Khả năng chống nước: Thực chất vải canvas được dệt có dạng lưới, vì vậy nếu để tự nhiên, vải canvas có khả năng chống thấm nước không tốt lắm. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ cùng những quy trình sản xuất vải, vải canvas đã được cải tiến và có khả năng chống thấm nước rất tốt. Chính vì vậy mà hiện nay, vải canvas được sử dụng trong nhiều sản phẩm ngoài trời như lều, bạt, buồm, rèm cửa, hay những đồ dùng trang trí nhà cửa đòi hỏi sự bền chắc và chống thấm nước tốt.
- Khả năng giữ màu tốt: Một số chất liệu vải có khả năng giữ màu nhuộm rất kém và dễ dàng phai màu sau một thời gian sử dụng. Tuy nhiên, màu nhuộm trên vải canvas lại có thể giữ được rất lâu, ngay cả trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt nhất. Nếu đang sử dụng những món đồ được làm từ vải canvas hay muốn mua một món đồ được làm từ chất liệu này mà còn lo ngại về sự bền màu thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm về điều này nhé!
- Dễ dàng kết hợp với các chất liệu khác: Một trong những ưu điểm lớn nhất của vải canvas chính là chất liệu này cực kỳ dễ dàng kết hợp thêm các đặc tính hoá học để làm tăng cường tính chất tự nhiên của mình. Ví dụ điển hình như có thể áp dụng các phương pháp để làm tăng khả năng chống thấm nước như đã nói ở trên, hay hơn nữa là khả năng chống cháy và kháng các loại nấm mốc trên. Cũng nhờ vậy, vải canvas nếu được xử lý kỹ, chắc chắn có thể bảo quản qua hàng thập kỷ so với nhiều loại vải khác.
- Vải nhẹ, dễ giặt sạch: Vải canvas khá nhẹ lại dễ dàng vệ sinh, vì vậy những món đồ được may từ vải canvas dễ dàng bảo quản và luôn giữ được vẻ đẹp như ban đầu.
Nhược điểm:
- Vải canvas tuy nhẹ nhưng chất vải lại khá dày, vì vậy nếu quần áo được may từ chất liệu canvas sẽ khá nóng trong mùa hè, khi giặt cũng sẽ lâu khô hơn những loại vải khác như lụa, cotton,…
- Vải canvas không chịu được những vật có trọng lượng lớn, sắc nhọn và cứng.
- Khả năng thấm hút tốt nên tuổi thọ sản phẩm làm từ chất liệu canvas tự nhiên cũng không được cao.